Lý do vì sao chậm mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất?

Hot - Xem ngay: Hường Hana Clip

Theo ông Cường, việc đậu qua đêm tại sân bay Cần Thơ chỉ là “gợi ý” các hãng nghiên cứu thị trường để kích thích nhu cầu đi lại bằng hàng không từ Cần Thơ, qua đó tăng số máy bay đậu qua đêm ở Cần Thơ, giảm số máy bay đậu đêm ở sân bay TSN.

Để giảm tải cho , các hãng hàng không đã được “gợi ý” đưa máy bay về đậu qua đêm tại các sân bay khác, trong khi nhiều chuyên gia khẳng định vẫn còn dư địa để mở rộng sân bay.

Nhiều hành khách phải tự làm thủ tục bay điện tử vì số lượng hành khách xếp hàng làm thủ tục bay quá đông tại sân bat Tân Sơn Nhất, TP.HCM chiều 28-12 – Ảnh: HỮU KHOA

Trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia hàng không cho rằng thay vì giảm tải bằng việc chuyển máy bay đi đậu qua đêm tại các sân bay lân cận, ngành hàng không cần nhanh chóng triển khai các dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

,

Chẳng hạn, có thể xúc tiến triển khai sớm dự án bãi đậu máy bay quy mô 37 chỗ, hiện đã được Bộ Quốc phòng giao 21ha đất.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, nếu dự án này được triển khai ngay và hoàn tất sớm, sân bay TSN sẽ có thể đậu thêm nhiều máy bay thay vì phải đậu qua đêm ở các sân bay khác.

“Đây là đất sạch, có thể triển khai nhanh được nhưng các bên liên quan vẫn đang bàn tới bàn lui mà chưa khởi động dự án” – vị này nói.

Ngoài ra, dự án mở rộng nhà ga lưỡng dụng để giảm tải cho sân bay TSN (quy mô 10 triệu hành khách/năm), tổng số vốn thực hiện hơn 2.100 tỉ đồng, đã được Bộ Quốc phòng bàn giao 10ha và dự kiến hoàn thành sau 18 tháng kể từ khi được phê duyệt. Sau nhiều năm được triển khai, đến nay dự án vẫn đang chờ… cấp phép.

Theo một nguồn tin, các phương án về vốn, nhân lực, thiết kế… đã được Công ty CP hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines) – đơn vị được giao thực hiện – giải trình xong từ lâu nhưng dự án chưa triển khai vì chưa được… phê duyệt.

Hơn nữa, nhà ga nội địa và quốc tế của sân bay TSN sẽ được cải tạo để nâng công suất từ 25 triệu hành khách lên 28 triệu 
hành khách/năm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết Bộ Quốc phòng đã bàn giao đất cho dự án đầu tư mở rộng sân bay TSN. Tuy nhiên, dự án vẫn đang lấy phương án thiết kế, quy hoạch tổng thể để xin cấp phép triển khai…

Với dự án mở rộng nhà ga lưỡng dụng, theo ông Lại Xuân Thanh – cục trưởng Cục Hàng không, cơ quan này đã thẩm định thông qua thiết kế cơ sở của dự án mở rộng nhà ga lưỡng dụng nhưng đang chờ Bộ Quốc phòng đồng ý để triển khai, đưa vào khai thác sau 12 tháng thi công.

Nếu xây dựng xong nhà ga lưỡng dụng và cải tạo hai nhà ga hiện có, công suất khai thác sân bay TSN sẽ được nâng lên đáng kể.

Tuy nhiên, theo ông Thanh, do đường lăn độc đạo nối đường lăn song song với sân đỗ trước nhà ga T1, các máy bay muốn ra đường lăn song song để lên đường hạ/cất cánh phải chờ máy bay hạ cánh lăn vào sân đậu, làm kéo dài thời gian lăn của máy bay lên đến 25-30 phút/chuyến.

“Bộ GTVT đã báo cáo chủ trương cho phép xây dựng thêm một đường lăn song song bên cạnh hai đường lăn hiện tại để tạo hai đường vào ra ngược chiều, đồng thời xây dựng các đường lăn đồng bộ khác để máy bay không phải đợi nhau ra – vào như hiện nay.

Khi thoát cả khu bay lẫn bầu trời, đảm bảo có thể nâng công suất sân bay TSN lên 38 triệu hành khách vào năm 2019” – ông Thanh giải thích.

Khu đất mà Bộ Quốc phòng bàn giao để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: HỮU KHOA

Mỗi máy bay đậu tại Cần Thơ mất 10.000USD/đêm

Bình luận về “phương án nghiên cứu” đưa máy bay đến đậu qua đêm tại sân bay Cần Thơ, một số hãng hàng không cho rằng nếu thực hiện phương án này chắc chắn sẽ làm tăng thêm chi phí cho hãng hàng không, mà chính hành khách đi máy bay sẽ gánh chịu bởi những chi phí này sẽ được tính vào giá vé.

Đại diện một hãng hàng không cho biết chỉ riêng chi phí xăng dầu, mỗi chiếc bay về đậu tại Cần Thơ sẽ mất 10.000 USD/đêm, chưa kể hàng loạt chi phí khác.

“Do đó, chúng tôi cho rằng cần cân nhắc thận trọng, tránh đội thêm chi phí vào giá vé, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của khách đi máy bay mà cả sự phát triển của ngành hàng không” – vị này nói.

Lãnh đạo một hãng hàng không khác cũng cho biết do sân bay TSN quá tải, thời gian qua hãng này đã chủ động bố trí một số điểm khác để đưa máy bay về đậu qua đêm như Nội Bài, Đà Nẵng, Nha Trang và Hải Phòng.

“Với việc duy trì năm điểm đậu máy bay qua đêm, chúng tôi đang gánh rất nhiều chi phí phát sinh vì máy bay đậu ở đâu cũng phải kèm theo tổ bảo dưỡng, tổ bay, phi công, tiếp viên nên phải bố trí chỗ ăn ở cho họ. Mỗi lần ngành hàng không đòi giảm tải, chúng tôi lại phải gánh thêm chi 
phí cực lớn” – vị này cho biết.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Huy Cường – phó cục trưởng Cục Hàng không – cho biết sân bay TSN hiện có 50 chỗ đậu, cộng thêm 7 chỗ đậu quân sự và 4 chỗ đậu của hangar có thể đậu máy bay qua đêm thường xuyên, hiện đã được phân bổ cho các hãng hàng không trong nước.

Tuy nhiên, không thể đậu kín toàn bộ (đậu với mức tới hạn) do sân bay này còn làm nhiệm vụ sân bay dự bị nội địa (cho các chuyến bay tới sân bay trong khu vực nhưng không hạ cánh được, phải hạ cánh ở sân bay TSN), phục vụ các chuyến bay quốc tế, chưa kể vấn đề an toàn cho hoạt động khai thác của một cảng hàng không.

Theo ông Cường, việc đậu qua đêm tại sân bay Cần Thơ chỉ là “gợi ý” các hãng nghiên cứu thị trường để kích thích nhu cầu đi lại bằng hàng không từ Cần Thơ, qua đó tăng số máy bay đậu qua đêm ở Cần Thơ, giảm số máy bay đậu đêm ở sân bay TSN.

“Không có chuyện ép buộc các hãng phải đưa máy bay rỗng từ sân bay TSN đi Cần Thơ để đậu qua đêm, trả phí đậu rồi bay ngược lại sân bay TSN chở khách vào ngày mai. Giờ cất hạ cánh ở sân bay TSN là một nguồn tài nguyên đang khan hiếm.

Dịp tết cũng chỉ giới hạn 28 chuyến/giờ vào ban đêm nên không có khoảng thời gian cho máy bay cất hạ cánh cho bay rỗng về Cần Thơ” – ông Cường nói.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>