Bài học về thành đạt của người sáng lập FedEx

Hot - Xem ngay: Hường Hana Clip

Từ đầu năm 2004, FedEx cũng đã tăng khả năng vận chuyển hàng hóa đến Việt Nam với mỗi ngày một chuyến bay (hợp tác kinh doanh với Công ty bay Dịch vụ Hàng không VN Vasco và Hãng Corporate Air) từ Vịnh Subic đến Tân Sơn Nhất thực hiện bởi máy bay Bombardier Canadair CV580 có sức chở 6 tấn hàng hóa.

Là người sáng lập ra công ty chuyên ngành vận tải hàng không phát chuyển nhanh hàng hóa khắp thế giới, Frederick W. Smith từng là cựu binh Mỹ từng có mặt tại chiến trường miền Nam Việt Nam hồi cuối thập niên 60. 

Cách nay 10 năm, vào những ngày tháng đầu tiên của thời hậu cấm vận, trong đám đông các quan khách có mặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đón chiếc máy bay MD-11 mang logo sơn hai màu tím, vàng của FedEx chở dược phẩm và thiết bị y tế là quà cứu trợ từ Mỹ gửi đến có một người đàn ông Mỹ tuổi ngũ tuần, dáng vẻ rất trầm ngâm. Ông đứng nép vào một góc, ánh mắt thoáng buồn nhìn khắp sân bay.

 Muốn làm giàu thì phải luôn cập nhật và nắm bất các thông tin về tình hình kinh tế thế giới, trào lưu sống mớiphong cách sốngstatupý tưởng khởi nghiệp  trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không vào trang business của chúng tôi để xem nhưng thông tin mà bạn cần như tin về thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất!

“Mọi sự đã thay đổi quá nhiều, tôi không còn nhận ra được nữa”, ông nói. “Trước đây 25 năm, sân bay này tấp nập lắm nhưng chủ yếu là các chuyến bay quân sự. Thời ấy kinh khủng lắm, tôi đã sống qua những năm tháng ấy”. Chính vì muốn làm dịu, làm nhẹ đi ký ức về một thời kinh khủng ấy mà ông ta, chủ nhân sáng lập nên FedEx, đã bật đèn xanh cho máy bay của hãng chở hàng miễn phí đến VN và thân chinh bay đến TP.HCM. Ông là Frederick W. Smith.

“Có thể nói rằng máu kinh doanh đã có sẵn trong huyết quản của tôi. Ông nội của tôi là thuyền trưởng một tàu hơi nước. Bố tôi đã là một doanh nhân khởi nghiệp ở lãnh vực vận tải công cộng, cụ thể là xe buýt (tiền thân của hệ thống xe ca Greyhound Bus hiện chạy dọc ngang toàn nước Mỹ), ngay sau khi thế chiến 1 kết thúc”, ông Smith nói.

Ông kể rằng sự hình thành và phát triển của Federal Express, nay đổi gọn là FedEx, đã diễn ra trong hai giai đoạn: “Ở giai đoạn 1, mọi sự bắt đầu từ khi tôi viết bài luận kinh tế thi học kỳ khi còn là sinh viên Đại học Yale vào năm 1965. Tôi viết rằng, để sản phẩm độc đáo của các nhà sản xuất trong thời hiện đại nhanh chóng đến được với thị trường thì cần có một khâu phân phối và giao hàng nhanh, an toàn, chính xác hơn những gì ngành bưu chính làm được”.

Hoàn chỉnh bài luận văn

“Tôi không nhớ rõ bài luận ấy đã được điểm nào nhưng chắc là không phải điểm A. Rồi tôi tốt nghiệp năm 1966, sau đó gia nhập lực lượng thủy quân lục chiến. Và thế là tôi đã có mặt tại VN”. Tại đây, Fred Smith chú ý cách vận hành của guồng máy tiếp viện hậu cần của quân lực Mỹ.

“Vẫn theo kiểu truyền thống lâu năm của hệ thống mua sẵn mọi thứ rồi chất hết lên tàu, lên máy bay rồi chở đi. Không hề có chuyện ưu tiên chở thứ gì thuộc dạng tối cần thiết trước mắt. Từ VN trở về năm 1971, tôi thấy rõ hơn nội dung bài luận kinh tế năm xưa của mình là hoàn toàn chính xác. Máy tính đang dần thay thế con người thao tác nhiều việc làm nhưng hệ thống phân phối – vận chuyển nhanh đảm bảo tính ưu việt của sản phẩm hiện đại thì chưa phát triển ngang tầm. Federal Express đã ra đời từ kết luận này”, ông kể.

Theo ông, thay vì lấy hàng và chuyển hàng theo hình thức từ điểm A đến điểm B thì mọi chuyện sẽ nhanh, gọn và tiết kiệm hơn nếu như tập trung mọi đường vận chuyển về một hoặc hai cái chính. Ông không ngờ rằng ý tưởng này sau đó đã trở thành công thức được rất nhiều hãng hàng không dân dụng quốc tế ứng dụng và nhờ vậy đã thành công lớn – “Lúc ấy, tôi mới 27 tuổi nhưng tin rằng mình có thể làm được chuyện ấy vì dù sao tôi cũng đã từng kinh qua chiến trường VN. Lập công ty đầu tiên ở một lãnh vực hoàn toàn mới chẳng khiến tôi lo ngại”.

Nhưng cần nhất là vốn. Mà là vốn lớn vì để có được một cái trục tỏa ra nhiều đường bay thực hiện bởi nhiều máy bay là chuyện không thể cứ để từ từ có lãi rồi mới tái đầu tư và bành trướng. “Từ số vốn của gia đình và tiền vay mượn từ nhiều nhà đầu tư liều lĩnh khoảng 90 triệu đôla, tôi lập ra một cái trục có đường bay tỏa đến 25 thành phố. Tôi đã thuê vài chiếc máy bay loại nhỏ và cất cánh thử nghiệm. Hai tuần hoạt động đầu tiên, máy bay của chúng tôi chở những cái thùng không bay qua lại các thành phố và đến ngày 17-4-1973 thì chính thức bay kinh doanh”, ông kể.

Nhưng phải mất 26 tháng kinh doanh, lỗ hết 29 triệu USD, Federal Express mới bắt đầu có lãi.

“Một trong những giá trị mà tôi đã học được trong thời gian ở VN là cách lãnh đạo, cách điều hành và sự quan trọng phải có thông tin liên lạc chiều ngang, chiều dọc thật hoàn hảo. Chúng tôi phải làm cho nhân viên Federal Express hiểu rõ rằng vận mệnh, tương lai của nhiều người, nhiều công ty đang nằm trong bàn tay của họ, qua các phong bì đựng hồ sơ, các bưu phẩm, bưu kiện mà họ đang xử lý theo quy trình nhận và phát chuyển nhanh”.

Đón đầu cơ hội phát triển

Nếu như toàn bộ số hơn 139.000 nhân viên FedEx hiểu rõ được vai trò quan trọng của họ thì bản thân ông Fred Smith lại là người có tài đón đầu thời cơ làm ăn thật thành công. Ông David Cunningham, Chủ tịch phụ trách các hoạt động của FedEx tại châu Á – Thái Bình Dương, người đã nhiều lần bay đến VN, kể rằng ngay từ năm 1984, Fred Smith đã hình dung ra mức độ sinh lợi khổng lồ của thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường châu Á nói chung.

“Lúc ấy, chúng tôi đang lo ngại vì ở Mỹ đã xuất hiện một đối thủ mới là UPS nhưng ông ta đã bảo hãy tạm dẹp chuyện ấy qua một bên mà thử nhìn đến châu Á, không chỉ có Nhật, lúc ấy kinh tế đang rất phát đạt, mà toàn châu Á có cả Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác”, Cunningham kể. Và đến năm 1989, FedEx đã chi ra 895 triệu USD để mua lại hãng vận chuyển hàng hóa hàng không Flying Tigers để không chỉ sở hữu một số máy bay mà còn là nhiều quyền bay thương mại đến 21 thị trường châu Á. “Nhiều người cho rằng chúng tôi đã bị hớ khi mua hàng ít giá trị với giá quá cao”, ông Cunningham kể tiếp.

Nhưng mọi người đã lầm vì chính với các quyền bay ấy của Flying Tigers mà tính vào thời điểm cuối năm 2004, FedEx là hãng vận chuyển hàng hóa đường không số một ở châu Á với mỗi tuần 622 chuyến bay qua lại các thành phố lớn ở châu lục này, trong đó có hàng trăm chuyến bay hàng tuần đến 224 thành phố ở Trung Quốc.

Từ đầu năm 2004, FedEx cũng đã tăng khả năng vận chuyển hàng hóa đến Việt Nam với mỗi ngày một chuyến bay (hợp tác kinh doanh với Công ty bay Dịch vụ Hàng không VN Vasco và Hãng Corporate Air) từ Vịnh Subic đến Tân Sơn Nhất thực hiện bởi máy bay Bombardier Canadair CV580 có sức chở 6 tấn hàng hóa.

Cũng trong năm 1989 ấy ông Fred Smith còn có một “cú liều” lớn nay cũng đã trở thành một nguồn hái tiền lớn của FedEx. Đó là lên tận Anchorage, bang Alaska (Mỹ) gần mỏm Bắc cực để xây dựng một cái trục hàng không xử lý hàng hóa phát chuyển nhanh. Chính nhờ sân bay này các chuyến bay của hãng có thể chỉ mất chưa đầy 10 giờ bay để đến 90% các điểm đến khắp thế giới.

Hiện nay, FedEx có đội máy bay gồm 645 chiếc các loại và đội xe tải 71.000 chiếc mỗi ngày vận chuyển được 5,5 triệu gói hàng các loại. Doanh thu của công ty đạt hơn 26 tỷ USD trong năm qua. Ông Fred Smith năm nay mới 61 tuổi, tức còn nhiều thời gian để có thêm những sáng kiến mới lạ giúp FedEx bay xa hơn.

Khoa học Công Nghệ
Pháp luật Đời Sống
Nghề nghiệp Kinh Doanh
  Khám Phá Thế Giới
Quản trị Doanh Nghiệp
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>