Đền bù đất dự án tại Phú Quốc: Đùn đẩy trách nhiệm

Hot - Xem ngay: Hường Hana Clip

Nhiều chủ đầu tư đã vô tư san ủi của dân, trong khi chưa giải quyết những quyền lợi chính đáng cho họ, chủ đầu tư còn ngang nhiên cưỡng đoạt khi không có quyết định thu hồi. Điều đáng buồn là hầu hết khiếu nại, khiếu kiện của người dân đều gặp phải sự thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm từ cơ quan hữu trách. Dân cầu cứu chính quyền địa phương thì được hướng dẫn lên huyện, tới huyện thì được chỉ qua Trung tâm Quỹ đất, còn cơ quan này bảo phải chờ ý kiến lãnh đạo. Gặp được lãnh đạo huyện thì được “phán” tỉnh đang xem xét…

 

nha dat dep 35

 

 

Người dân địa phương được ưu ái “hỗ trợ” tiền đền bù gấp ba người ngoài tỉnh (!?)

 

Nhiều sai phạm trong đền bù, giải tỏa

 

Theo thông tin chúng tôi có được, năm 2014 Thanh tra Chính phủ có báo cáo kết luận về công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng ở Kiên Giang, phát hiện rất nhiều sai phạm trong việc cấp phép đầu tư dự án (DA) tại huyện đảo Phú Quốc.

 

Trong gần 100 DA bị Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi có khoảng quá bán có chức năng du lịch, trong số đó hơn 50% là du lịch sinh thái. Không chỉ những DA trái quy hoạch được cấp phép, nhiều DA thuộc diện bị đề nghị thu hồi do cấp trùng diện tích đất như khu du lịch ở Bãi Vòng (xã Hàm Ninh) của Công ty cổ phần địa ốc Mỹ Phú (giao cho DNTN An Lộc), khu nhà vườn của Công ty TNHH Thiên Hà và khu du lịch, biệt thự cao cấp (đều ở Rạch Hàm, xã Hàm Ninh) lại được cấp cho DA sân golf Bãi Vòng…

 

Tính đến thời điểm hiện tại “đảo ngọc” Phú Quốc có khoảng 230 DA đầu tư với tổng diện tích đăng ký hơn 10.700ha, nhưng số đang triển khai thi công rất ít. Ngay tại khu vực Bãi Trường, chúng tôi nhận thấy rất ít DA triển khai, đa phần đều đang chờ xét duyệt hoặc chưa đền bù xong.

 

Chính những việc làm không đồng nhất giữa địa phương – chủ đầu tư, chủ đầu tư – người dân và người dân – địa phương đã trở thành rào cản vướng mắc dẫn đến việc đầu tư chậm (DA treo), gây tổn thất nặng nề về kinh tế cho cả người dân lẫn các đơn vị đầu tư tại đây.

 

 

 

Có đất nằm trong DA Khu du lịch – dân cư Nam Bãi Trường xã Dương Tơ nhưng thấy việc áp giá đền bù không thỏa đáng, chị P.B.C gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện Phú Quốc và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện nhưng các cơ quan này vẫn “im hơi lặng tiếng”.

 

Quá bức xúc chị C. tìm đến hai cơ quan nói trên yêu cầu lãnh đạo trả lời nhưng đều bị đùn đẩy trách nhiệm. Vụ việc chưa được giải quyết nhưng khoảng đầu tháng 1-2014, toàn bộ gần 3ha đất của chị trong đó có cả hoa màu, cây ăn trái đã bị chủ đầu tư san bằng

 

Đùn đẩy trách nhiệm

 

Nhiều chủ đầu tư đã vô tư san ủi nhà đất của dân, trong khi chưa giải quyết những quyền lợi chính đáng cho họ, chủ đầu tư còn ngang nhiên cưỡng đoạt khi không có quyết định thu hồi. Điều đáng buồn là hầu hết khiếu nại, khiếu kiện của người dân đều gặp phải sự thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm từ cơ quan hữu trách. Dân cầu cứu chính quyền địa phương thì được hướng dẫn lên huyện, tới huyện thì được chỉ qua Trung tâm Quỹ đất, còn cơ quan này bảo phải chờ ý kiến lãnh đạo. Gặp được lãnh đạo huyện thì được “phán” tỉnh đang xem xét…

 

Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi để làm DA Nam – Bắc Bãi Trường đang lâm vào tình cảnh khốn khó vì chưa nhận được tiền đền bù hay đền bù không thỏa đáng. Một số hộ không hiểu vì lý do gì vẫn được “ưu ái” hỗ trợ tiền đền bù một cách nhanh chóng và gấp 3 lần bởi vì là dân địa phương, trong khi đó người ngoài tỉnh vì thấy được tiềm năng đã vận động người thân, thậm chí vay ngân hàng mua đất đầu tư tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế tại “đảo ngọc” nhưng đã trắng tay bởi chính sách áp dụng đền bù khó hiểu này từ các cơ quan hữu trách huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

 

Ông Lê Kim C. (TPHCM) bức xúc: “Rất nhiều DA, trong đó có Bãi Trường, nhiều hộ dân tại địa phường có giá đền bù, hỗ trợ lên đến 300% (gấp 3 lần) so với chúng tôi, những người từ nơi khác đến đây mua đất canh tác. Rất mong các cơ quan hữu trách, chủ đầu tư có phương án, kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ đất…”.

 

Còn ông Đ.N.Q (TPHCM) chán nản trình bày: “Chúng tôi mua đất của người quen, chưa kịp sang tên thì đất nằm trong DA. Không được chủ đầu tư đền bù, trên mảnh đất gần 1ha có căn nhà nhỏ cũng không được kê biên và chưa có chính sách hỗ trợ nào từ chính quyền sở tại. Tháng 10-20014 gia đình đã làm đơn yêu cầu UBND huyện Phú Quốc giải quyết nhưng đầu tháng 1-2015 chúng tôi mới được ông Nguyễn Văn Toàn – cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Phú Quốc mời ra làm việc hẹn ít ngày nữa lãnh đạo UBND huyện Phú Quốc sẽ trả lời cho gia đình, nhưng hơn hai tháng nay vẫn không có phản hồi. Sốt ruột, chúng tôi gọi điện cho ông Toàn thì được yêu cầu bổ sung hộ khẩu của người bán đất trước đây(!) và có thái độ xem thường, thách thức đi thưa kiện…”.

 

Về phần mình, phía UBND huyện Phú Quốc, Trung tâm quỹ đất huyện… đều cho rằng việc người dân có đất tại Phú Quốc được đền bù, hỗ trợ gấp 3 lần vì họ có hộ khẩu thường trú tại địa phương hay có đăng ký tạm trú tạm vắng, còn người từ nơi khác đến đầu tư phải chờ ý kiến từ UBND tỉnh (!). Một lãnh đạo của Trung tâm quỹ đất huyện Phú Quốc cho biết, mọi chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được giải quyết theo Nghị định 69 (năm 2009) của Chính phủ và quyết định 31 (năm 2013) của UBND tỉnh Kiên Giang.

 

Điều đáng nói là trong cả hai nghị định và quyết định trên không hề có điều, khoản nào quy định việc bồi hoàn, hỗ trợ lại “o ép” người dân từ nơi khác đến đầu tư như vậy. Phải chăng có điều gì khuất tất trong việc này? Những việc làm trái khuấy ấy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, đặc biệt là người ngoài tỉnh, về cả tinh thần lẫn vật chất. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Phú Quốc cùng các đơn vị hữu trách nhanh chóng vào cuộc và sớm có biện pháp giải quyết thấu tình đạt lý.

 

Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Nhà Đất Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838

 

mua ban nha dat so

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>